Xuân về, khi người lớn tất bật lo cho cái Tết thì sung sướng nhất vẫn là lũ trẻ. Dù là quê nghèo hay nơi phố thị, Tết vẫn là điều gì đó để chúng háo hức mong chờ. Lì xì tết là một truyền thống lâu đời tuy nhiên với sự phát triển của xa hội ngày nay luôn có nhiều biến thể. Cùng Nhungcaunoihay.net khám phá Lì xì tết bao nhiêu là vừa – Cách lì xì tết ít tốn kém – Cách kiếm nhiều tiền lì xì nhé!
Lì xì tết là gì? Ý nghĩa lì xì tết
- Ngày Tết trẻ con được nghỉ học, được đi chợ, được mặc áo mới và nhất là chúng được mừng tuổi bằng tiền trong phong bao đỏ chót.
- Không biết từ bao giờ tục mừng tuổi đầu năm ra đời để rồi lưu truyền từ năm này sang năm khác và đến giờ vẫn được gìn giữ. Trong những ngày Tết, mọi người đến nhà những người mình yêu quý để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên mừng tuổi (lì xì) khi gặp trẻ em hay những người cao tuổi. Mừng tuổi đầu năm như một lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc.
- Lì xì là những phong bao màu đỏ bên trong chứa tiền mới, gọi là tiền may mắn. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết.
- Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…
- Sáng mùng Một là thời điểm thích hợp nhất để mừng tuổi. Tất cả con cháu trong gia đình tụ hợp lại để chúc thọ ông bà, cha mẹ. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là ở thông điệp, con cháu chúc ông bà bách niên giai lão, ông bà mong con cháu làm ăn phát đạt, ăn nên làm ra, trẻ em thì hay ăn chóng lớn… Vì thế, tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ nhưng gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.
Những đứa trẻ “ngây thơ và sung sướng” nhận những phong bao mừng tuổi, với những đồng tiền đầu tiên chúng có quyền “chủ sở hữu” trong đời. Nhưng đáng buồn, ngay cả người lớn chúng ta cũng liệu có tránh khỏi sự “ngây thơ sung sướng” khi đưa những phong bao đó trong ngày mồng Một đầu năm? - Lì xì là một phong tục đẹp của nước ta trong dịp tết cổ truyền. Vào những ngày tết, ông bà sẽ lì xì mong con cháu mình sang năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, các cháu nhỏ thì mau ăn chóng lớn, học hành chăm chỉ…
- Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại, tục lì xì đang dần bị thương mại hóa dần. Người lớn đã biến chuyện lì xì thành văn hóa “phong bì” để mong thăng quan, tiến chức, để nhẹ nhàng trong quan hệ xã hội làm ăn. Chính thói thực dụng của người lớn đã vô tình lây sang con trẻ và làm mất đi vẻ đẹp vốn có của tục lì xì.
- Nhiều nhà còn biến tục lì xì thành kiểu lì xì như trả nợ. Nhà nào mừng tuổi con mình bao nhiêu thì mình phải mừng lại con họ bấy nhiêu. Nhiều nhà đi chơi tết còn cố đèo đi cho bằng hết những đứa trẻ trong nhà đi để kiếm được thật nhiều tiền mừng tuổi tết.
- Tết đến có lẽ không ít người người cảm thấy khó xử và đau đầu với chuyện lì xì ngày tết. Phải chăng đã đến lúc để người lớn chúng ta nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của nó, nhìn nhận lại vấn đề thực tế mà nó đang bị biến tướng. Đã đến lúc chính người lớn chúng ta phải trả lại giá trị nhân văn của tập tục này.
Cách lì xì ít tốn kém nhất
CÁCH 1
- Chọn ra mấy chục bao lì xì, cho tiền mệnh giá thấp nhất là 10k, đến 20k, 50k cao nhất là 100 hay 200k tùy ý.
- Và 90% là loại tiền nhỏ nhất 🙂 Sau đó cho vài bao lì xì có loai tiền to vào. Rồi nói với mọi người khi lì xì là:
- “Năm nay mình áp dụng lì xì theo kiểu XỔ SỐ 🙂 ai bóc được bao lì xì bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. Và chúc cho người nhận sẽ MAY MẮN GẤP 1.000 lần như vậy” 🙂
CÁCH 2
- Vào chùa xin thầy viết cho 20 hay 30 miếng giấy đỏ, mỗi miếng chỉ có 4 từ BÌNH AN và MAY MẮN.
- Hoặc ĐƠN GIẢN NHẤT là xin các miếng giấy đỏ luôn có sẵn ở các chùa tượng trưng cho tài lộc, mang về cho vào bao lì xì. Khi đi chúc TẾT hay khi có khách đến nhà, lúc tụ tập gia đình đông đúc thì TUYÊN BỐ luôn là:
- “Năm nay mình áp dụng lì xì kg phải bằng tiền VÌ CHƯA CHẮC TIỀN MANG ĐẾN MAY MẮN, và thực tế là chưa ai chứng minh được là nhờ lì xì mà may mắn cả”
(thực tế là vậy mà?) - NÊN – năm nay đích thân mình đã cất công vào chùa để XIN BÙA MAY MẮN và BÌNH AN, cho vào bao lì xì để mừng tuổi mọi người.
- Sau đó, hỏi luôn tên người mình sắp lì xì đang ở trước mặt TÊN GÌ, rồi thủ sẵn cây viết trong giỏ lấy ra GHI RÕ ĐẬM tên người đó vào trên bao lì xì luôn.
- Nói vậy rồi ghi vậy ai mà không … ngộp (là bố mẹ nó hay người lớn được lì xì á)
- P/s: Và áp dụng chiêu này thì lúc vào chùa cứ thành tâm thành ý, xin cho thật là được mà 🙂
- Cứ nói với các CỤ là “Năm nay con ít tiền, nên con xin ít may mắn lẫn bình an để làm lộc đầu năm lì xì cho người thân trong gia đình, xin các CỤ chứng giám và phù hộ cho … “
Theo lẽ thông thường, đầu năm ngày TẾT mà nghe nói người ta vào chùa xin BÌNH AN để mừng tuổi cho mình hay con mình thì còn QUÝ HƠN TIỀN á, DÙ AI KHÓ TÍNH đến mấy cũng thấy yên tâm và vui vẻ với cách mừng tuổi ấy.
CÁCH 3
- Thích hợp áp dụng với nhà có nhiều trẻ con
- Thông báo rõ luôn khi có khách hay với gia đình nội ngoại là năm nay SỐ MÌNH kg được chi tiền trước RẰM (15 tết á) mà sau rằm thì hết TẾT rồi 🙂
- Nên năm nay sẽ không lì xì bằng tiền mà sẽ lì xì bằng bánh kẹo.
- P/s: Mua trước các hộp bánh hay kẹo vừa túi tiền để lì xì cho trẻ con. Đứa nào mà chê đòi lì xì tiền thì nói THẲNG MẶT luôn là “con còn nhỏ chưa cần phải xài tiền đòi như vậy là HƯ” (cho bố mẹ nó lấy đó làm bài học LUÔN)
- TẤT NHIÊN, áp dụng chiêu này nghĩa là cũng phải nói rõ con mình cũng không nhận lì xì bằng tiền. Là “mai mốt bác đến chơi cho con hộp bánh làm quà sau cũng được”
CÁCH 4
- Chia phong bì làm 3 loại
- Loại 1: Mua vé số chiều mai sổ bỏ vào, ngày nào mua ngày ấy vài tờ
- Loại 2: Cũng xin ở chùa vài miếng giấy đỏ về viết chữ BÌNH AN lên mặt chính tờ giấy
- Loại 3: Mỗi phong bì cho 20k vào
- Tới khi lì xì, mang ra 1 xấp chừng 20 phong bì bảo là
- “Có 3 tất cả là 3 loại bao lì xì:
- BÌNH AN, MAY MẮN VÀ TÀI LỘC
- Và tất cả CHỈ LÀ TƯỢNG TRƯNG thôi, của ít lòng nhiều, chúc cho … (ai) nhận được loại nào thì sẽ nhận được gấp 1.000 lần như vậy”
- Xong cho tự ý lựa chọn thoải mái luôn
- P/s: Nói thiệt, chị BKLN cho là cách nói hay nghĩ
- “LÌ XÌ MAY CHO MAY MẮN ĐẦU NĂM”
- Chỉ là sự áp đặt suy nghĩ theo thói quen, không làm hay lì xì ít thì SỢ bị chê cười, sợ bị đánh giá mà thôi.
- Kiểu như ai cũng lì xì chẳng lẽ mình không thì quê chết.
- Chứ chẳng ai cả người lớn hay trẻ nhỏ vì không được lì xì mà bị xui hay kém may cả.
- ĐA SỐ LÀ DO TÍNH SĨ DIỆN HAY SO KÈ là chính!
- Nếu bản thân mình không lo lắng chuyện này thì cứ XỬ sao mình thấy thoải mái là được.
- Nhất là với trẻ nhỏ, hỏi nó coi có biết MAY MẮN là như thế nào không? có hiểu không?
- Hay là người lớn cứ nghĩ thay cho nó, cứ áp vào đầu trẻ nên nó thành ra quen miệng, thành ra so bì tờ tiền lì xì TO HAY NHỎ?
- Chứ bản thân trẻ nhỏ mới có mấy tuổi thì chẳng hiểu thế nào là may mắn khi nhận được lì xì cả.
Cách kiếm nhiều tiền lì xì
1. Hùa cùng với những đám bé con ra chúc Tết mọi người
- Bạn có biết, việc cùng những đứa bé con ra chúc tết ông bà, cô chú… sẽ làm tăng mức độ được lì xì của bạn lên tới 60%. Bởi lẽ, khi hội con nít được mừng tuổi thì cớ gì bạn lại không được ông bà, cô, bác lì xì cơ chứ!
- Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu tâm lý, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, việc đi cùng một nhóm người khiến bạn trở nên thu hút và được lòng mọi người hơn.
- Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi tên là “hiệu ứng đội cổ vũ”, xảy ra khi não bộ của chúng ta có xu hướng “dễ dãi” hơn, chứ không kĩ tính, soi xét kỹ từng người một. Não bộ “dễ tính” sẽ là lúc giúp cho bạn dễ lấy được thiện cảm của người đối diện hơn.
2. Mặc trang phục rực rỡ: màu đỏ
- Tết là dịp để bạn có thể diện và khoác lên mình những bộ cánh sặc sỡ sắc màu. Nhưng bạn có biết, bộ cánh với màu sắc nào sẽ giúp bạn trở nên thu hút và dễ nhận được nhiều lì xì hơn?
- Câu trả lời là màu đỏ. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Rochester đã tiến hành thí nghiệm nhằm kiểm tra phản ứng của phụ nữ khi xem các chàng trai mặc trang phục màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, ghi xám, đen, cam… Một thí nghiệm tương tự cũng được tiến hành với đối tượng là nam giới.
- Kết quả cho thấy, trong cả hai trường hợp, đối tượng tham gia đều chọn và bị “hút hồn” với người mặc trang phục đỏ trong hình.
- Nguyên nhân là bởi màu đỏ khiến người đối diện cảm thấy sự nhiệt huyết, năng động, sức mạnh dồi dào. Và đặc biệt hơn, trong ngày Tết – màu đỏ – màu của bao lì xì còn đem đến ý nghĩa may mắn nữa.
- Bởi vậy, không có lý do gì khi bạn nỡ chối từ một bộ cánh màu đỏ khiến bạn may mắn và có được nhiều “lộc” hơn trong ngày đầu năm.
3. Luôn mỉm cười rạng rỡ, chào đón tất cả mọi người
- Tết là dịp để mọi người trong gia đình đoàn viên, cùng nhau nói đùa, chúc phúc để có một năm an lành, may mắn. Theo các nhà khoa học, việc luôn vui vẻ, niềm nở và mỉm cười sẽ khiến cho đối phương chú tâm đến bạn hơn, từ đó sẽ lì xì bạn nhiều hơn.
- Các chuyên gia lý giải rằng, việc chúng ta nhận được một nụ cười từ người phía trước sẽ tương tự như bộ não ta nhận được một phần thưởng. Cụ thể, vùng vỏ não trán – ổ mắt (nằm phía trước hộp sọ, trên mắt) sẽ kích hoạt mạnh.
- Kết luận này được đưa ra sau khi các chuyên gia tiến hành quét não fMRI những người tình nguyện tham gia nghiên cứu. Theo đó, khi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ, phản ứng ở não bỗng được kích thích mạnh hơn đáng kể.
4. Hài hước mọi lúc mọi nơi
- Ai ai cũng muốn không khí gia đình thật ấm cúng, vui vẻ trong dịp Tết, do đó sự hài hước sẽ khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy nhẹ nhàng, gần gũi hơn.
- Theo các nhà khoa học Mỹ, không chỉ là sự pha trò, sự khôi hài còn có ý nghĩa tích cực đối với sự giao tiếp, gắn kết giữa mọi người trong gia đình.
- Nhà nghiên cứu Chris Robert tại ĐH Missouri cho biết: “Khả năng cảm thụ sự hài hước, cười, khiến cho người khác cười sẽ giúp bạn tăng tiết hormone tích cực như endorphin (hormone giảm đau tự nhiên) và serotonin (hormone điều hòa tâm trạng). Những hormone này sẽ giúp có thể cải thiện tình cảm, mang lại sự sảng khoái, từ đó bạn sẽ phóng khoáng hơn”.
5. Luôn quan tâm đến những người xung quanh
- Có một sự thật là ai trong chúng ta cũng cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi thấy mình có ích và được người xung quanh tôn trọng. Bởi vậy, bằng cách chú ý quan sát, đưa ra lời hỏi thăm, khen ngợi đúng thời điểm sẽ khiến bạn dễ dàng có được sự yêu mến, tình cảm của người xung quanh.
- Bí kíp giúp bạn nhận được nhiều tiền lì xì trong năm mới 7
- Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, Elizabeth Gunderson và đồng nghiệp đã chứng minh thấy, việc đưa ra lời khen ngợi, khích lệ sẽ khiến người được khen cảm thấy vui mừng, từ đó trở nên vui vẻ, hào phóng hơn. Biết đâu, những người này sẽ lì xì cho bạn gấp hai vì sự đáng yêu, khích lệ của bạn.
Cách 1: Mỹ nhân kế (con trai: mỹ nam kế; trẻ em dưới mười tám tuổi: dễ thương kế)
- Kế sách này có thể dùng được với tất cả các khách hàng, tuy nhiên với những khách hàng thân thuộc như cô, dì, chú, bác trong gia đình thì cũng hạn chế sử dụng, vì các bác ý đã biết rõ bạn như biết rõ lòng bàn chân của mình rồi, có tỏ ra dễ thương hơn thì cũng không khác bao nhiêu lắm.
- Hãy bắt đầu bằng một nụ cười rạng ngời mà không chói lóa, sau một cú chào khách điệu nghệ, hãy tỏ ra thân thiện tiếp chuyện các bác ý. Phải hào hứng hưởng ứng câu chuyện, nhiệt tình gật gù, đôi khi nói vào vài câu. Đảm bảo trước khi ra về, bác ý cũng vỗ vai, xoa đầu và ….lì xì. Tuy nhiên nếu bác ý giả bộ “quên”, hãy chớp chớp đôi mắt long lanh khẽ nhìn bác ý, chắc hẳn bác ý cũng hiểu ra vấn đề.
Cách 2: Khổ nhục kế:
- Người sử dụng: sinh viên sống xa nhà, chống chỉ định: bố mẹ (vì tháng nào cũng phải cho tiền rồi còn khổ với nhục gì nữa).
- Tiến hành khi bác khách hàng bắt đầu câu chuyện, hãy cố gắng hướng câu chuyện sang vấn đề học xa nhà, vấn đề ở trọ, khi đã vào guồng rồi thì hãy kể khổ, nào là ngày nào cũng phải ăn mì Omachi, ngon mà không sợ nóng, khát nước thì chỉ có trà đá giải nhiệt, sống trong căn nhà dột nát, ẩm thấp, bạn bè nheo nhóc…nếu bác ý vẫn không có biểu hiện gì khác thường thì phải sử dụng thêm quyền trợ giúp nhờ người thân, hãy kể về nỗi nhọc nhằn, cực khổ của bố mẹ đã phải làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi con học Đại Học, thế nào bác ý cũng động lòng trắc ẩn.
Cách 3: Mượn gió bẻ măng kế:
- Chống chỉ định: những ai là con một thì không thể sử dụng chiêu thức này.
- Muốn xin được nhiều tiền lì xì, bạn phải lập nên một tổ chức chuyên nghiệp hẳn hoi, với những đứa em chính là những tay sai đắc lực. Mỗi lần thấy khách đến, bạn hãy giả vờ vào phòng trong và ra lệnh cho thằng nhóc em ra tiếp khách. Việc này rất có tác dụng. Thức nhất, đó là để phân công lao động, đỡ tốn nước miếng. Thứ hai, để tránh lờn vờn trước mặt bố mẹ bạn quá nhiều. Thứ ba, tiền lì xì tỷ lệ nghịch với độ tuổi, em bạn nhỏ hơn bạn, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
- Tuy nhiên bạn lại sợ là bác khách hàng chỉ lì xì cho em bạn mà không lì xì cho bạn, hãy dùng ám hiệu như huýt sáo, gõ bàn, hát….để khi bác ý vừa ra tay hạ thủ là bạn xuất hiện ngay lập tức. Tỷ lệ thành công của chiêu thức này là rất cao.
Cách 4: Ve sầu thoát xác kế: dùng khi khách có con nhỏ.
- Hãy phối hợp với thằng nhóc em bạn để dẫn dụ bố mẹ bạn vào trong nhà trong khi bạn làm việc với khách hàng. Hãy hành động thật nhanh, càng nhanh càng tốt, làm sao để có được phong bì lì xì trước khi bố mẹ bạn quay trở lại. Khi bố mẹ bạn quay trở lại, hãy giấu kín phong bì và rút về hậu phương. Cách này có thể đảm bảo an toàn cho hầu bao của bố mẹ bạn.
Cách 5: Chuồn chuồn kế
- Và khi khách đến nhà bạn có số lượng con nhỏ lớn hơn số lượng anh em nhà bạn, hãy sử dụng tuyệt chiêu cuối cùng, chiêu thứ ba mươi sáu trong binh pháp Tôn Tử, chuồn là thượng sách. Việc này mặc dù ban đầu bạn sẽ bị thiệt hại nho nhỏ, nhưng ví tiền của bố mẹ bạn cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì. Sau khi khách về, hãy báo cáo công lao to lớn đó cho bố mẹ bạn, đảm bảo bạn sẽ được trích hoa hồng để đi chơi Tết.
Như vậy là chúng ta vừa được khám phá Lì xì tết bao nhiêu là vừa – Cách lì xì tết ít tốn kém – Cách kiếm nhiều tiền lì xì rồi. Đây là mối quan tâm hàng đầu trong những ngày gần tết đúng không nào? Sau khi đọc xong bài viết này nếu bạn thấy có cách nào hay áp dụng được thì hãy áp dụng cho chính cái tết này và kiểm nghiệm kết quả nhé! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều những câu chúc tết hay, lời chúc sinh nhật hay, những câu nói hay về cuộc sống..v.v. Năm mới kính chúc quý đọc giả thật nhiều sức khỏe và có một mùa xuân hạnh phúc bên gia đình!