Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Sau đây Nhungcaunoihay.net chúng tôi xin gửi đến các bạn cách thả cá chép tiễn ông táo về chầu trời đúng phong tục tập quán của người việt nam nhất.
Thả cá chép tiễn Táo quân về trời theo mong muốn cầu chúc về một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, mọi nhà được ấm no. Chính vì thế mà phong tục này vẫn đang được phát huy và lưu truyền lại cho thế hệ sau này hiểu được về văn hóa dân tộc.
Ngoài ý nghĩa là “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, phong tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải thả trước giờ Ngọ (12h trưa 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên thiên đình, do đó, ngay từ chiều tối ngày 22 tháng Chạp đến sáng sớm 23 tháng Chạp, từng dãy hàng cá chép đã được bày bán ngoài chợ và khắp mọi nẻo đường từ nông thôn đến thành thị.
Bỏ qua vấn đề tín ngưỡng và tâm linh, việc thả cá Chép như một hình thức phóng sinh sẽ góp phần tái tạo nguồn lợi ngoài tự nhiên. Điều này càng thực tế khi cá chép là loài dễ sống, dễ sinh sản và sinh trưởng trong nhiều thủy vực nước ngọt khác nhau.
Tuy nhiên, thả cá thế nào để vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa với mục đích tái tạo nguồn lợi và vừa bảo vệ môi trường là điều mà không phải ai cũng có ý thức đầy đủ. Rất nhiều năm qua, việc thả cá Chép còn kéo theo những hệ lụy gây bức xúc cho xã hội.
Không phải thả cá mà là đổ, ném, quăng cá và cả những túi nilon và dụng cụ chứa cá xuống sông, hồ vẫn là ”điều muôn năm cũ”.
Tại các sông, ao hồ ngày cúng ông Công ông Táo không khó gì gặp cảnh người dân thả cá chầu trời. Tuy nhiên, mỗi người lại có những cách, những kiểu thả khác nhau.
Không ít người đứng từ trên thành cầu, bờ hồ mà “ném” xuống, nguyên cả cá trong túi nilon. Nhưng cũng có nhiều người biết cách thả cá, họ thắp hương khấn cầu những điều chúc an lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.
Lưu ý khi đi thả cá
Nên thả bằng cách thả từ từ nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá chép có cơ hội sống. Thường ngoài thả cá chép, các gia đình cũng thả cả tro cúng Táo quân xuống nước, nhưng để bảo vệ môi trường, hành động này không nên thực hiện.
Dù thả cá chép ở đâu, hãy nhớ bảo về môi trường nước, tuyệt đối không vứt túi ni lông, chân, tàn hương hay các vật dụng thờ cúng khác xuống sông hồ.
Nên chọn những hồ được xây kè cẩn thận, có bậc thang lên xuống. Nếu nơi thả cá chưa xây kè nên chọn chỗ có nền đất vững chắc.
Hãy thả cá chép đúng cách cùng Nhungcaunoihay chúng tôi với các cách thả cá chép tiễn ông Công ông Táo đúng phong tục tập quán người việt chúng ta trên đây nhé. Hãy like và share bài viết này để cho nhiều người cùng biết đến nhé.