Chắc hẳn không ít bạn sau khi lướt facebook liền hỏi sửu nhi là gì? tại sao từ sửu nhi lại được sử dụng rộng rãi? Thực chất về sửu nhi là một từ Hán Việt dịch theo nghĩa đen là trẻ trâu. Vâng trẻ trâu là một loại ngôn từ chỉ trích những hành động của tuổi trẻ thiếu suy nghĩ, bông bột và nông cạn. Nghe 2 từ sửu nhi có vẻ ngôn tình hơn nhiều nên ngày càng được giới trẻ dùng đến. Hội chứng sửu nhi trước đây chỉ tập trung vào tầng lớp giới trẻ nhưng hiện tại hội chứng này xâm nhập vào cả các tầng lớp trí thức, những người có nhiều kinh nghiệm sống trong xã hội.
- Chẳng may bài viết này đụng chạm đến quý vị, xin hãy bình tĩnh và suy xét lại bản thân mình sau mỗi lần dán mắt vào điện thoại thông minh và bị cuốn theo các cuộc phán xét quy mô đầy rẫy trên mạng. Có tôi, có bạn, có cả người già và trẻ con… trong cơn mỏi mắt vì cúi gằm xuống smartphone, mải miết bấm like, bấm share, đã thành “sửu nhi” lúc nào không biết. Ai tỉnh táo thì nhanh chóng trở lại làm người lớn, không thì bị cuốn vào hội chứng của “trẻ trâu” mà không dứt ra được.
- Những điều ấy là thật. Nó tồn tại trong tư duy chúng ta giữa cái thời ai cũng dễ dàng thể hiện ý kiến của mình cho cả trăm, cả ngàn người biết, ai cũng có thể cao giọng mỉa mai, phán xét người khác rồi háo hức chờ được “like”, “share”. Hội chứng “sửu nhi” vì thế không chừa một ai.
- Ví như hình ảnh cuốn sách lộn ngược trên một phóng sự truyền hình quay tại vùng miền núi khó khăn, đã bị phán xét là ê-kíp làm phim dối trá, bị những người thích chọc ngoáy “nâng cao quan điểm” về tình hình đất nước… Và trên các diễn đàn mạng, chúng tôi thấy cả những bậc trí thức cũng cao giọng bình phẩm, khoe tâm trạng bức xúc ngút trời. Có khi họ chưa hề xem phóng sự đó, chưa sờ tay vào cuốn sách đó, thậm chí chưa từng đặt chân đến những rẻo cao, thì sao biết sự thực là cuốn sách dán ngược bìa thật, học sinh biết đọc thật?! Họ dễ dàng tin mọi thứ qua một bức ảnh bé tí hiện trên smartphone và bị cuốn vào đám đông.
- Đương nhiên, đó chỉ là một ví dụ cho thấy hội chứng “sửu nhi” đang lan tỏa ghê gớm thế nào trong xã hội chúng ta. Phòng ngừa có khó không? Không khó, những cũng chẳng dễ dàng gì. Cấm mạng xã hội ư? Làm thế là đi ngược lại sự tiến bộ của loài người. Có lẽ, đề kháng tốt nhất vẫn đến từ trái tim và khối óc, chứ không đến từ 10 đầu ngón tay.
- Hội chứng nguy hiểm này, chúng tôi xin đưa ra cảnh báo thật sớm!
Hy vọng những thông tin cảnh báo về hội chứng sửu nhi trên sẽ làm thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận sự việc không chỉ trong giới trẻ mà ngay cả các tầng lớp lao động chính, phụ huynh. Chia sẻ bài viết Sửu nhi là gì tại sao lại có hội chứng sửu nhi với mọi người để cùng xây dựng một xã hội lành mạnh văn minh nhé! Còn rất nhiều điều bổ ích về cuộc sống, tình bạn, cha mẹ dang chờ các bạn khám phá đấy! Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc với những thông tin văn hóa lành mạnh, luôn yêu đời hơn!