Công việc của bạn đang làm có đúng là việc của bạn – Định hướng tương lai của mình thế nào

0

Công việc của bạn đang làm có đúng là việc của bạn ? Định hướng tương lai của mình thế nào? Thực tế cho thấy hiện nay có xu hướng chọn việc và việc nghề theo mốt, công việc nào gắn mác “đỉnh” hay được cho là “có-tương-lai”, là “kiếm-nhiều-tiền” thì được người ta lựa chọn và theo đuổi.Thật ra, làm công việc gì không quan trọng mà điều quan trọng là làm việc gì mình giỏi, làm việc gì phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ta nhiều giá trị nhất (kể cả giá trị tài chính và giá trị xã hội). Bởi làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là trở thành một viện trưởng tồi, làm một giáo viên giỏi vẫn quan trọng hơn là trở thành một hiệu trưởng kém. Cùng Nhungcaunoihay.net khám phá Công việc của bạn đang làm có đúng là việc của bạn – Định hướng tương lai của mình thế nào nhé!

Công việc của bạn đang làm có đúng là việc của bạn?

cong-viec-cua-ban-dang-lam-co-dung-la-viec-cua-ban-dinh-huong-tuong-lai-cua-minh-the-nao1

  • Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau, để có thể tìm ra câu trả lời cho chính con đường sự nghiệp mà bạn chọn lựa:

1. ƯỚC MUỐN CỦA BẠN?

  • Hãy xác định càng chi tiết càng tốt về ước muốn của bạn: lĩnh vực nghề nghiệp, khu vực địa lý, tổ chức hay công ty nào, mức thu nhập, công việc cụ thể, môi trường văn hóa…

2. SỞ TRƯỜNG CỦA BẠN?

  • Đây là câu hỏi giúp bạn thấu hiểu chính bản thân mình: tố chất, năng khiếu, điểm mạnh – điểm yếu, năng lực cốt lõi… của chính mình

3. SỞ THÍCH CỦA BẠN?

  • Sở thích của bạn chính là điều mà bạn sẽ trở thành, đó là việc xác định cho mình: hoài bão, lý tưởng sống, nguyên tắc sống, giá trị bản thân…

4. CÁC NHU CẦU XÃ HỘI VỀ CÔNG VIỆC MÌNH CHỌN LÀ GÌ?

  • Các nhu cầu mà bạn cần xác định khi lựa chọn công việc của mình là: (1) Nhu cầu của công việc: công việc này đòi hỏi những yêu cầu gì?; (2) Nhu cầu nhân lực của nghề nghiệp; (3) Nhu cầu nhân lực của ngành
  • Chọn công việc sao cho phù hợp với chính bản thân mình nghe đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được, bởi có không ít người đến hơn nửa cuộc đời mới nhận ra mình đã đi sai đường và cảm nhận sự hối tiếc muộn màng. Người ta hay nói “Công việc là cuộc sống”, thế nên chọn việc để làm cũng là một phần vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của bất kỳ ai.

Định hướng tương lai của mình thế nào?

Công việc của bạn đang làm có đúng là việc của bạn - Định hướng tương lai của mình thế nào 2

  • Đối với mỗi sinh viên, bước vào năm học đại học đầu tiên sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ, bạn chưa biết mình muốn làm gì và dừng lại ở đâu. Hãy học cách định hướng tương lai ngay từ khi còn là sinh viên để đảm bảo bạn đang lên kế hoạch rõ ràng, đúng đắn, hoạch định tương lai một cách chi tiết nhất.

Hiểu chính mình

  • Trước khi đề nghị một công việc như ý muốn, bạn hãy tự soi lại ưu khuyết điểm và khả năng của chính mình trước tiên.
  • Sở thích của bạn là gì? Nếu bạn đam mê công nghệ và có sự chăm chỉ, sáng tạo thì hãy dấn thân theo môi trường công nghệ thông tin. Nếu bạn thích trẻ con, thích sự nhẹ nhàng hãy đừng cố ngồi trên chiếc ghế “kỹ sư” kỹ thuật khô khan… trước khi quyết định bất cứ công việc nào hãy hiểu điều khiến bạn thực sự đam mê trong cuộc sống. Sở thích và niềm tin sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn khi vấp phải.
  • Sở trường của bạn là gì? Trong của quãng thời gian học cấp 3, đại học, bạn có những điểm số hoàn hảo với lời nhận xét chau chuốt của các thầy cô. Nhưng điểm số không phải lúc nào cũng nói lên tất cả. Hãy nhìn vào những gì bạn đang làm được, như khi tham gia tổ chức một event cho trường, bạn nhận thấy năng lực lãnh đạo, khả năng giao tiếp, thuyết phục, điều phối chương trình nhuần nhuyễn của mình. Hãy suy nghĩ về chúng và chọn cho mình hướng đi thích hợp.
  • Có khó khăn, đừng lùi bước. Mỗi người đều có thế mạnh và yếu điểm khác nhau, luôn đặt mục tiêu cao để phấn đấu nhưng không có nghĩa là quá nghiêm khắc với bản thân. Không ai và không có gì đảm bảo, nói trước được tương lai. Nhìn ra hướng đi hợp với mình hơn là từ bỏ hoặc cố ép mình. Nếu bạn lười học những bài thuộc lòng hãy xem xét lại ước muốn trở thành luật sư, bác sĩ, vì đó là tố chất không thể thiếu của nghề.

Xác định nhu cầu bản thân

  • Nhu cầu trong cuộc sống hiện tại và sau này của bạn là gì, dự kiến cho tương lai những gì bạn có thể và không thể làm là điều không thể thiếu.
  • Khả năng của bạn đến đâu? Bạn có thể miệt mài, dốc toàn sức cho những công việc dạng Free lance với lịch làm việc 16h/ngày và 7 ngày/tuần, bạn chịu được áp lực cao trong công việc, bạn ưa mạo hiểm thử thách…bạn chắc chắn sẽ không chọn con đường trải thảm công sở 8h/ngày, ít nhất là trong những năm tới. Hãy suy nghĩ và đánh giá về khả năng hoàn thành công việc hiện tại, quyết định chọn hướng đi nào bạn hãy vạch ra những thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải và hướng giải quyết trong công việc của mình.
  • Tham vọng của bạn là gì? Là kiếm được kha khá tiền, phấn đấu có nhà chung cư cao cấp, có xe bốn bánh trong ba năm tới và một ngôi biệt thự sang trọng, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp…hoặc mong muốn vươn lên được vị trí quản đốc xưởng, thợ cứng trong công việc. Có rất nhiều tham vọng, mong muốn được đặt ra, nhưng câu trả lời duy nhất là: Bạn. Bởi chỉ có bạn mới hiểu rõ giá trị của những tham vọng đó với mình, và bằng mọi nỗ lực bạn sẽ quyết tâm đạt tới nó.

Hoạch định tương lai

  • Đó là những bước khởi đầu cho tương lai mới của bạn, hãy có những kế hoạch chi tiết, rõ ràng, những chiến lược thống nhất để bắt đầu xây dựng. Sau đây là một vài mẹo nhỏ cho việc lập kế hoạch.
  • Xác định mục đích cụ thể: Bạn muốn làm việc trong nghành IT, hãy xác định xem bạn muốn kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống, quản trị dự án, quản trị mạng, lập trình viên, kiểm soát chất lượng, tư vấn công nghệ, chuyên gia test… Bạn muốn học Luật để tham gia vào các phiên tòa, trở thành luật sư hay công tác tư vấn luật kinh doanh tại các công ty…hãy đặt những dự định chi tiết và thiết thực.
  • Thực hiện từng bước: Nếu bạn lập kế hoạch cho 5 -10 năm tới, là cả một quãng thời gian khá dài. Vậy hãy thực hiện từng bước với các kế hoạch ngắn và hữu ích bổ sung kiến thức, tay nghề cho mình, điều đó giúp bạn có cơ hội tìm ra hướng đi mới thực sự cần thiết cho mình. Bạn mong muốn làm việc trong ngành IT thì trước tiên cần phải có trình độ chuyên môn về CNTT; năng động và sáng tạo; và có khả năng chịu đựng sức ép trong công việc cao…
  • Nhìn thấy ngõ cụt và tránh xa nó: Một lời khuyên dành cho bạn đó là dù đã vạch ra những dự định tương lai, nhưng trong quá trình thực hiện, nếu bạn không chắc chắn, cảm thấy mệt mỏi và dần dần không theo nổi những gì đã đặt ra thì hãy nhìn nhận lại, và tránh “theo lao” để đi vào ngõ cụt, điều đó khiến bạn mất dần hứng thú với những công việc tiếp sau đó.

Mỗi một người khi đã trưởng thành đều có một nghề nghiệp tương xứng với năng lực của mình. Định hướng cho tương lai là mục đích của cuộc sống mà mỗi người đều khát khao muốn đạt được. Hãy trãi nghiệm và chia sẻ Công việc của bạn đang làm có đúng là việc của bạn – Định hướng tương lai của mình thế nào với mọi người để chúng ta cùng nhau có hướng đi thật đúng và cùng nhau phát triển một xã hội ngày càng giàu đẹp hơn nhé! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều những câu nói hay về cuộc sống, những câu nói hay về tình yêu, những câu nói bất hủ…v.v.v. Chúc các bạn thành công hơn trong cuộc sống!

Share.